Continue with GoogleContinue with Google. Opens in new tab
BCG (bacille Calmette-Guerin) được biết đến là một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh lao. Trong vắc-xin BCG có chứa vi khuẩn gây bệnh lao đã được bất hoạt độc lực, làm yếu đi vì vậy nó không có khả năng gây bệnh và có tác dụng bảo vệ cơ thể. ...

Vắc-xin phòng lao được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta là sản phẩm thuộc Viện vắc-xin và sinh phẩm Y tế tại Việt Nam. Loại vắc-xin này có tác dụng phòng bệnh lao rất mạnh và còn giữ được lâu nếu điều kiện môi trường bảo quản tốt. 

Thời điểm tiêm vắc-xin phòng lao?

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng lao BCG cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh. Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao trong vòng 24h sau sinh. Những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì có thể hoãn tiêm đến khi trẻ có thể trạng tốt, tuy nhiên cần tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt. 

Việc tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn những trẻ đã được tiêm phòng, thậm chí trẻ có thể bị nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do hệ thống miễn dịch còn yếu ớt. Không cần tiêm phòng cho các trường hợp đã xác định chính xác nhiễm lao. Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sau 1 năm tuổi cũng có thể gây ra những phản ứng sau tiêm mạnh hơn.

Ai sẽ được tiêm vắc-xin phòng bệnh lao?

Vắc-xin phòng ngừa lao được dùng cho tất cả mọi người (chưa có phản ứng với Tuberculine). Ở những nước có nguồn lây nhiễm lao cao thì nên tiêm chủng BCG càng sớm càng tốt. 

  • Những trường hợp không nên tiêm: Ung thư, bệnh bạch hầu, một số bệnh mạn tính, viêm thận mạn, hội chứng thận hư, suy tim…
  • Những trường hợp  nên tạm hoãntrẻ suy dinh dưỡng, sinh thiếu cân, bệnh cấp tính (cả trong giai đoạn phục hồi), các bệnh ngoài da đang tiến triển. 

Hiệu quả khi tiêm vắc-xin phòng lao?

Vắc-xin BCG  có khả năng bảo vệ đến 80% người được chủng ngừa, trong thời gian 15 năm  Nguồn ảnh: CDC

Vắc-xin BCG  có khả năng bảo vệ đến 80% người được chủng ngừa, trong thời gian 15 năm

Nguồn ảnh: CDC

BCG không bảo vệ chống vi khuẩn lao nhưng BCG ngăn chặn bệnh lao tiến triển. Cụ thể là BCG ngăn chặn sự hình thành các thể lao sơ nhiễm, lao thứ phát, ngăn ngừa diễn biến lao nặng như: Phế quản phế viêm lao, Lao kê, Lao màng não.

Thời gian bảo vệ của BCG: là từ 4 – 5 năm cho đến 15 – 20 năm. 

Đối với người lớn không mắc bệnh lao và chưa được chủng ngừa trước đây nhưng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng nên được tiêm phòng.  

Vắc-xin BCG chỉ cần tiêm chủng ngừa một liều duy nhất mà không cần tiêm thêm các liều bổ sung. Bên cạnh đó, BCG cũng không được khuyến cáo cho thanh thiếu niên trên 16 tuổi vì vắc-xin sẽ không hoạt động tốt ở người lớn. Tuy nhiên, vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng lao cho người từ 16 - 35 tuổi có nguy cơ bị phơi nhiễm lao.

Phản ứng khi tiêm vắc-xin phòng lao?

Rất hiếm xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng. Hầu hết trẻ em sau khi được tiêm vắc-xin BCG đều có phản ứng tại chỗ tiêm:

  • Đỏ
  • Sưng 
  • Đau nhẹ tại chỗ tiêm 

Ngay sau khi tiêm thường xuất hiện các nốt nhỏ tại vị trí tiêm và nó sẽ biến mất sau khoảng 30 phút. Sau 2 tuần, vết thương này sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Đây là minh chứng cho thấy trẻ đã có miễn dịch.  

Ở những người có hệ miễn dịch kém, tác dụng phụ thường gặp và nặng hơn: 

  • Sốt nhẹ nổi hạch hoặc áp xe tại chỗ
  • Hiếm (chỉ có 1/1.000.000 trường hợp mắc phải): nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm tủy, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2 - 6 tháng sau khi tiêm BCG). 

Xử trí khi có phản ứng phụ sau tiêm

Với những phản ứng thông thường, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

  • Đối với trẻ em, cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
  • Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ): Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng.  
  • Phản ứng tại chỗ như sưng đỏ tại chỗ tiêm, sưng gần chỗ tiêm, đau và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi. Có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Viêm hạch bạch huyết với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm hoặc có 1 hốc rò rỉ trên hạch. Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách). Thường tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị rò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được dẫn lưu và điều trị. 
  • Bầm tím và chảy máu do giảm tiểu cầu thường nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.  

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu xuất hiện một số tai biến nặng sau tiêm chủng, phải khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị: 

  • Sốt cao > 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng
  • Quấy khóc kéo dài, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê 
  • Co giật 
  • Nôn trớ, bú kém, bỏ bú 
  • Phát ban 
  • Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, tím môi và chi 
  • Chi lạnh, da nổi vân tím
  • Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng. 

Lưu ý 

  • Vị trí được tiêm cần phải giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng
  • Tuyệt đối không sử dụng chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi lên vùng tiêm
  • Không được dùng băng dán vết thương trực tiếp lên vị trí vết tiêm. Trong trường hợp cần phải băng bó thì nên sử dụng băng khô với băng dính dán dọc hai bên để không khí được lưu thông.

Các câu hỏi thường gặp

Hầu hết mọi người sau tiêm vắc-xin phòng lao sẽ xuất hiện sẹo ở vết tiêm  Nguồn ảnh: healthline.com

Hầu hết mọi người sau tiêm vắc-xin phòng lao sẽ xuất hiện sẹo ở vết tiêm

Nguồn ảnh: healthline.com

 

Bệnh lao có lây truyền không?

Có. Bệnh lao lan truyền khi một người bị lao phổi hoặc lao ở cổ họng, ho hoặc hắt hơi và người khác hít vào các giọt nước bọt có chứa vi khuẩn từ người này 

Tuy nhiên, bệnh lao không lây nhiễm phổ biến như cúm. Thông thường cần phải có thời gian dài tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng thường lây lan giữa các thành viên gia đình đang sinh sống trong cùng một nhà. 

Bệnh lao không lây lan qua tiếp xúc, hoặc dùng chung dao kéo, giường hoặc quần áo. 

Tôi bị dị ứng. Có thành phần nào trong vắc-xin BCG có thể gây dị ứng không?

Không. Vắc-xin BCG an toàn đối với:

  • Người bị dị ứng với latex (một loại cao su)
  • Người bị dị ứng với penicillin
  • Người bị dị ứng với các sản phẩm sữa, trứng và các loại hạt

Tuy nhiên, nếu bạn băn khoăn, nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm ngừa. 

Tôi sống với người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Nếu tôi tiêm ngừa, liệu tôi có nguy cơ lây nhiễm lao cho họ? 

Không. Vắc-xin BCG không được khuyến cáo cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, tuy nhiên họ không thể nhiễm lao từ những người đã được tiêm phòng. 

Sau tiêm BCG, con tôi không có sẹo. Liệu vắc xin có hiệu quả? 

Hầu hết mọi người sau tiêm tiêm BCG sẽ xuất hiện vết sẹo tại chỗ tiêm, nhưng không phải tất cả mọi người. Nếu con của bạn không có phản ứng này sau tiêm vắc xin, điều này không có nghĩa là trẻ không có đáp ứng với vắc xin. Không cần tiêm lại vắc xin BCG. 

Xem thêm:

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT