Continue with GoogleContinue with Google. Opens in new tab
Khi úp lòng bàn tay vào miệng hoặc mũi, bạn có thể cảm nhận được luồng không khí ấm thở ra. Đó là điều bình thường vì cơ thể giải phóng nhiệt. Trong những ngày đông lạnh giá, bạn có thể thấy hơi thở nóng hơn không khí xung quanh do nhiệt độ cơ thể cao hơn so với môi trường. ...

Nhiều khi hơi thở nóng hơn bình thường, có thể kèm theo một số triệu chứng khác, bạn lo lắng không biết có vấn đề sức khỏe gì hay không. Bài viết sau đây đưa ra những nguyên nhân thường gặp và cách xử trí.

Sốt

Ai cũng ít nhất có một lần bị sốt trong đời. Khi sốt, cơ thể biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, gai rét, thân nhiệt trên 37,5 °C, hơi thở lúc đó nóng hơn bình thường. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cũng như các triệu chứng kèm theo khi sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng chống lại nhiễm trùng từ các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, v.v. Khi đó bạn nên:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm ấm
  • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt trên 38,5oC
  • Bù nước – điện giải
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa

Thông thường, cơn sốt sẽ giảm bớt khi hệ thống miễn dịch đã loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng. Cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu có biểu hiện:

  • Sốt cao liên tục
  • Mệt mỏi quá mức
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Đau đầu dữ dội
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng,...

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm xoang xảy ra khi niêm mạc bị kích ứng hoặc viêm do nhiễm vi rút, vi khuẩn.

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông vật nuôi trong nhà.

Biểu hiện bao gồm: sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức đầu. Kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng cách:

  • Thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi
  • Tránh tiếp xúc các chất gây dị ứng
  • Giữ vệ sinh, thông thoáng nhà ở
  • Tránh xa thú cưng (chỉ cho đến khi cần thiết)

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị viêm xoang gồm:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Thuốc xịt thông mũi để giảm viêm

Trào ngược thầm lặng

Trào ngược thầm lặng hoặc trào ngược thanh quản xảy ra khi các axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, sau đó vào cổ họng, cuối cùng vào thanh quản.

Lúc đầu không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, khác với bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng sau dần xuất hiện:

  • Cảm giác nóng rát ở phía sau miệng hoặc trong cổ họng 
  • Vị đắng trong cổ họng
  • Khàn giọng, đau họng
  • Khó thở, khó nuốt
  • Bệnh hen suyễn
  • Cảm giác có cái gì đó chảy từ mũi vào cổ họng

Nếu hơi thở nóng đi kèm với các triệu chứng nêu trên, đó có thể là do trào ngược thầm lặng. Bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm tiết axit dịch vị.

Bên cạnh điều trị thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh:

  • Tập thể dục
  • Chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh
  • Ăn chậm hoặc chia thành nhiều bữa nhỏ
  • Không nằm ngay sau khi ăn
  • Tránh uống đồ uống có tính axit hoặc có cồn
  • Bỏ thuốc lá 
  • Nằm đầu cao ít nhất 5 - 10 cm

Lo âu, căng thẳng

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, hơi thở nóng có thể là do vấn đề tâm lý. Khi căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể tiết ra nhiều hơn các hoóc môn dùng cho “phản ứng chiến đấu và bỏ chạy”. Các hoóc môn này làm tăng nhịp tim, thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác nóng bừng.

Cách duy nhất để đối phó với tình trạng này là dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, đặc biệt nếu bạn đang chịu áp lực từ công việc hoặc học tập quá nhiều.

Bạn có thể đi du lịch; thư giãn bằng cách đi dạo, tập yoga, thiền; đọc sách; nói chuyện với một người bạn; làm những việc bạn yêu thích để mang lại sự thư thái, ngủ 6-8 giờ vào ban đêm

Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, đừng ngần ngại đi khám sức khỏe tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề và giải quyết. Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt nhất.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT