Triệu chứng tức ngực là cảm giác đau tức hay khó chịu ở ngực. Ngoài ra triệu chứng tức ngực có thể dc mô tả như sau:
- Bị bóp nghẹt
- Bị nghiền nát
- Bị chèn ép
- Đau nhức
- Nóng
- Cảm giác như bị đâm
Bài viết này chỉ ra 13 nguyên nhân gây ra cảm giác tức ngực và cách điều trị chúng.
Lo âu
Lo âu có thể gây ra một số triệu chứng, trong đó có cảm giác tức ngực.
Rối loạn lo âu là một tình trạng sức khỏe tâm thần khiến một người cảm thấy lo lắng, sợ hãi và căng thẳng. Nó cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng thể chất. Trải qua lo âu có thể dẫn đến cảm giác nặng nề hoặc tức ngực. Các triệu chứng thể chất khác của chứng lo âu bao gồm:
Xuất hiện cơn hoảng sợ khi trải qua nhiều triệu chứng này cùng một lúc. Các triệu chứng làm sự hoảng sợ thêm dữ dội và kéo dài. Nếu một người chưa từng bị cơn hoảng sợ trước đó, họ có thể nhầm các triệu chứng của họ với các triệu chứng của một cơn đau tim. Trải qua một cơn hoảng sợ có thể khiến một người cảm thấy như họ đang gặp nguy hiểm về thể chất, nhưng những cuộc tấn công này không gây hại về mặt thể chất. Các triệu chứng thường hết sau 10–20 phút.
Nếu một người thường xuyên bị các cơn hoảng sợ, họ có thể mắc một loại rối loạn lo âu được gọi là rối loạn hoảng sợ.
Trầm cảm
Trầm cảm là một nguyên nhân tâm lý khác gây ra cảm giác tức ngực. Một nghiên cứu năm 2017 đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc bị trầm cảm và đau ngực tái phát.
Một người bị trầm cảm có thể gặp các triệu chứng về thể chất vì trầm cảm ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy đau. Một giả thuyết cho rằng điều này là do trầm cảm ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh chi phối cơn đau và tâm trạng.
Những người bị trầm cảm cũng có thể bị tức ngực do căng thẳng. Đau nhức không rõ nguyên nhân kèm theo cảm giác chán nản, tuyệt vọng, tội lỗi hoặc vô dụng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Căng cơ
Đau ngực có thể là do căng cơ liên sườn, có thể xảy ra khi một người hoạt động quá mạnh gây căng cơ này. Căng cơ liên sườn có thể gây áp lực lên xương sườn và gây ra cảm giác tức ngực.
GERD
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một chứng rối loạn tiêu hóa có thể gây đau ngực.
GERD xảy ra khi axit dạ dày trào ngược vào cổ họng. Cũng như đau ngực, nó có thể gây ra:
- Tăng tiết nước bọt
- Đau khi nuốt
- Đau họng
Viêm màng ngoài tim
Cơn đau do viêm màng ngoài tim thường tăng ở tư thế nằm. Viêm màng ngoài tim là một vấn đề về tim có thể gây đau ngực.
Màng ngoài tim là tên gọi của các lớp mô liên kết bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim xảy ra khi màng ngoài tim bị nhiễm khuẩn và viêm nhiễm, phù nề.
Khi bị viêm, màng ngoài tim có thể cọ xát vào tim gây đau tức ngực. Cơn đau thường thuyên giảm khi người bệnh ngồi thẳng và đau tăng lên khi nằm.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực có thể gây ra cảm giác tức ngực. Nó xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu, và đó là một triệu chứng của bệnh mạch vành.
Đau thắt ngực có thể xuất hiện ở ngực trái, đau lan ra lưng, cổ, vai, cánh tay, thốc lên hàm.
Nhồi máu cơ tim
Khó chịu ở ngực là một trong những triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Trong cơn đau tim, người bệnh có cảm giác: Căng tức, nặng ngực như có vật nặng đè lên, cảm giác đau thắt, bóp nghẹt.
Các triệu chứng đau tim khác bao gồm:
- Đau ở cổ, hàm, cánh tay, lưng hoặc dạ dày
- Khó thở
- Đổ mồ hôi lạnh
- Chóng mặt
- Buồn nôn
Đau tim là một trường hợp cấp cứu y khoa, vì vậy bất kỳ ai nghi ngờ mình đang bị đau tim nên đi khám cấp cứu ngay.
Viêm Phổi
Viêm phổi có thể gây ra cơn đau ngực trầm trọng hơn khi người bệnh ho hoặc hít thở sâu. Nó là một biến chứng của bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Các triệu chứng khác của viêm phổi bao gồm:
- Khó thở
- Ho
- Sốt
- Ớn lạnh
Xẹp phổi
Xẹp phổi một phần hoặc hoàn toàn có thể khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực. Xẹp phổi còn gọi là tràn khí màng phổi, xảy ra khi không khí tràn vào khoang giữa phổi và thành ngực. Tràn khí màng phổi có thể tự xảy ra hoặc là một biến chứng của bệnh phổi.
Cũng như đau ngực, người bị xẹp phổi có thể bị khó thở.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi Là tình trạng cấp cứu y khoa cần xử trí ngay. Cảm giác tức hoặc đau ở ngực có thể là dấu hiệu của bệnh thuyên tắc phổi. Cục huyết khối có thể gây tắc nghẽn tại thân động mạch phổi, hoặc các động mạch phổi nhỏ hơn.
Thuyên tắc phổi thường là do máu đông gây ra, nhưng trong trường hợp hiếm gặp, tắc mạch phổi có thể do tác nhân khác, chẳng hạn như hạt mỡ.
Thuyên tắc phổi có thể gây ra các triệu chứng như:
- Choáng váng
- Khó thở nghiêm trọng
- Nhịp tim nhanh
- Ngất xỉu
Thuyên tắc phổi là một cấp cứu y khoa có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
Viêm sụn sườn
Nếu một người bị đau nơi xương ức tiếp giáp với xương sườn, người đó có thể đang bị viêm sụn sườn.
Viêm sụn sườn còn được gọi là đau thành ngực, xảy ra khi sụn giữa xương sườn và xương ức bị viêm. Cơn đau sẽ tăng khi chạm vào vùng này.
Sỏi mật
Sự tích tụ của cholesterol hoặc bilirubin có thể tạo thành khối trong túi mật, được gọi là sỏi mật.
Sỏi mật không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, nhưng nếu chúng làm tắc đường mật, chúng có thể gây ra đau ngực. Các bác sĩ gọi đây là sỏi túi mật.
Cảm giác đau do sỏi túi mật là đau bụng hạ sườn phải. Cơn đau thường dữ dội và đột ngột, nhưng cũng có thể đau âm ỉ, từng cơn.
Lóc tách động mạch chủ
Đau ngực đột ngột có thể do lóc tách động mạch chủ. Động mạch chủ là động mạch chính xuất phát từ tim. Lóc tách động mạch chủ xảy ra khi thành của động mạch chủ bị rách. Đây là một trường hợp cấp cứu y khoa và cần được điều trị ngay lập tức.
Điều trị
Có nhiều cách điều trị đau ngực khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị đau tức ngực do các nguyên nhân về tinh thần và thể chất gây ra dưới đây.
Điều trị nguyên nhân tâm lý
Đối với đau tức ngực do lo âu, trầm cảm, người bệnh cần được hỗ trợ và giúp đỡ về tinh thần. Chúng ta có thể kiểm soát chứng trầm cảm và lo âu thông qua sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp trò chuyện.
Thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp giúp thư giãn và giải tỏacăng thẳng sẽ góp phần cải thiện triệu chứng. Các biện pháp như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Yoga, chánh niệm hoặc thiền định
- Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất
- Ngủ đủ giấc
- Ghi nhật ký
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình và bạn bè
Điều trị các nguyên nhân thực thể
- Mỗi nguyên nhân gây đau ngực có cách điều trị khác nhau:
- Căng cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và chườm ấm có thể làm giảm tình trạng căng cơ
- GERD: Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống góp phần ngăn ngừa các triệu chứng.
- Viêm màng ngoài tim: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm viêm.
- Đau thắt ngực: Dùng thuốc theo đơn và thay đổi lối sống thường giúp làm giảm các triệu chứng. Một số truờng hợp sẽ cần phải phẫu thuật.
- Nhồi máu cơ tim: Cần điều trị cấp cứu, kết hợp dùng thuốc và phẫu thuật.
- Viêm phổi: Nghỉ ngơi và dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng thì cần phải nhập viện.
- Xẹp phổi: Điều trị tập trung vào việc hút khí ra khỏi ổ màng và hỗ trợ hô hấp.
- Thuyên tắc phổi: người bệnh được sử dụng thuốc chống đông máu, thở oxy và giảm đau tại bệnh viện.
- Viêm sụn sườn: Thuốc giảm đau, chườm và nghỉ ngơi giúp làm giảm các triệu chứng.
- Sỏi mật: Sỏi túi mật phải điều trị tại bệnh viện.
- Lóc tách động mạch chủ: Trường hợp này phải phẫu thuật cấp cứu.
Đi khám
Những người bị lo âu hoặc trầm cảm có thể nhận ra cảm giác tức ngực là một triệu chứng báo hiệu bệnh. Trong trường hợp đã loại trừ đau ngực nguy hiểm, thường không cần thiết phải đi khám mỗi khi các triệu chứng xảy ra.
Tuy nhiên, tức ngực và đau ngực có nhiều nguyên nhân, tốt nhất bạn nên đi khám khi các triệu chứng mới xuất hiện lần đầu tiên. Bất kỳ ai bị đau ngực dữ dội, không rõ nguyên nhân, đau ngực cấp tính cần gọi cấp cứu 115.
Xem Thêm: