Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy xin ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ mà các loại nước ép có thể gây ra với bạn hoặc con bạn trước khi sử dụng chúng.
Nước
Khi cơ thể cố gắng đào thải viên sỏi qua đường tiết niệu, việc tăng lượng nước uống vào cũng như lượng dịch tuần hoàn có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình này. Vì vậy hãy gắng uống 12 cốc nước mỗi ngày thay vì 8 cốc như bình thường.
Khi cơ thể đã tống được viên sỏi ra ngoài, bạn nên tiếp tục uống 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày. Lý do là vì thiếu nước là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra sỏi thận, và cuối cùng là hình thành nhiều sỏi hơn.
Bạn hãy chú ý đến màu sắc của nước tiểu. Tốt nhất là nước tiểu có màu vàng nhạt. Nước tiểu màu vàng sẫm là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước.
Nước chanh
Bạn có thể thêm chanh tươi vắt vào nước uống thường xuyên, tùy theo sở thích. Chanh có chứa citrate, là một chất hóa học có tác dụng ngăn hình thành sỏi canxi. Citrate cũng có thể phá vỡ các viên sỏi nhỏ, cho phép chúng đào thải qua đường tiểu dễ dàng hơn.
Để tạo ra tác động to lớn với viên sỏi, có lẽ sẽ cần rất nhiều nước chanh, nhưng uống lượng ít vẫn mang lại tác dụng.
Nước chanh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ví dụ, loại nước này giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cung cấp vitamin C.
Nước ép húng quế

Húng quế có chứa axit axetic, có thể giúp phá vỡ sỏi thận và giảm cơn đau, đồng thời cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Loại nước này được sử dụng như một phương thuốc truyền thống điều trị rối loạn tiêu hóa và tình trạng viêm.
Nước ép húng quế có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp thận khỏe mạnh.
Bạn có thể dùng lá húng quế tươi hoặc khô để pha trà và uống vài tách mỗi ngày, hoặc có thể ép húng quế tươi bằng máy ép trái cây hay bỏ thêm húng quế vào sinh tố.
Bạn không nên sử dụng nước ép húng quế như một loại thuốc trong hơn 6 tuần liên tiếp, bởi việc sử dụng kéo dài có thể dẫn đến:
- Giảm đường máu
- Huyết áp thấp
- Tăng hiện tượng chảy máu
Có rất ít nghiên cứu về hiệu quả của húng quế đối với sỏi thận, nhưng loại lá này thực sự có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Giấm táo
Giấm táo có chứa axit axetic. Axit axetic giúp làm tan sỏi thận.
Ngoài tác dụng thải độc cho thận, giấm táo có thể giúp làm dịu cơn đau do sỏi gây ra. Giấm táo còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy giấm táo giúp giảm hình thành sỏi thận, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Nhưng vì có nhiều lợi ích sức khỏe, nên có lẽ giấm táo đem lại ít tác hại.
Để đạt được những lợi ích này, hãy thêm 2 muỗng canh giấm táo vào khoảng 180 ml đến 220 ml nước tinh khiết. Uống hỗn hợp này trong suốt cả ngày.
Bạn không nên uống nhiều hơn 220 ml loại nước này mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm giấm táo vào món salad.
Nếu dùng một lượng giấm táo lớn hơn, thì có thể dẫn đến lượng giảm kali máu và gây loãng xương.
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên thận trọng khi uống nước giấm táo. Họ cần theo dõi chỉ số đường máu một cách cẩn thận trong suốt cả ngày.
Bạn không nên uống loại nước này nếu bạn đang dùng:
- Insulin
- Digoxin (digox)
- Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone (aldactone)
Nước ép cần tây
Nước ép cần tây được cho là có tác dụng loại bỏ các độc tố góp phần hình thành sỏi thận và từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền. Đồng thời loại nước này cũng giúp cơ thể đào thải sỏi thận ra ngoài.
Bạn có thể xay một hoặc nhiều cọng cần tây với nước và uống cả ngày.
Bạn không nên uống nước ép cần tây nếu bạn có:
- Rối loạn đông cầm máu
- Huyết áp thấp
- Lịch hẹn phẫu thuật
Bạn cũng không nên uống nếu bạn đang dùng:
- Levothyroxine (Synthroid)
- Liti (Litan)
- Thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như isotretinoin (Sotret)
- Thuốc an thần, chẳng hạn như alprazolam (Xanax)
Nước ép quả lựu

Không những thế, nước lựu làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu, dẫn đến làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận trong tương lai.
Tác dụng của nước ép lựu trong việc ngăn ngừa sỏi thận cần được nghiên cứu kỹ hơn, nhưng dường như loại nước này làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Không có giới hạn về lượng nước ép lựu bạn có thể uống trong ngày.
Bạn không nên uống nước ép lựu nếu đang dùng:
- Thuốc chuyển hóa bởi gan
- Thuốc điều chỉnh huyết áp, chẳng hạn như chlorothiazide (diuril)
- Rosuvastatin (crestor)
Nước luộc đậu thận (đậu đỏ Tây)
Nước luộc đậu thận là một món ăn truyền thống, thường được sử dụng ở Ấn Độ, với mục đích cải thiện chức năng thận và hệ tiết niệu. Nó cũng giúp làm tan sỏi thận và đào thải sỏi ra ngoài. Bạn chỉ cần giữ nước luộc đậu và uống một vài cốc trong ngày.
Nước ép rễ cây bồ công anh
Rễ cây bồ công anh là một loại thuốc bổ thận, kích thích sản xuất mật. Điều này được cho là giúp loại bỏ độc tố, tăng lượng nước tiểu và cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra bồ công anh có chứa vitamin (A, B, C, D) và các khoáng chất như kali, sắt và kẽm.
Một nghiên cứu cho thấy rằng bồ công anh có hiệu quả trong ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Bạn có thể làm nước ép bồ công anh tươi hoặc mua dưới dạng trà. Nếu bạn làm nước ép tươi, bạn có thể thêm vỏ cam, gừng và táo để tạo hương vị. Uống từ 3 đến 4 cốc trong ngày.
Một số người có thể bị ợ chua khi ăn bồ công anh hoặc các bộ phận của cây.
Bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng:
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc kháng axit
- Thuốc kháng sinh
- Liti
- Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone (aldactone)
Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng nước ép rễ cây bồ công anh, vì nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc.
Nước ép cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng và từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Cỏ lúa mì làm tăng lưu lượng nước tiểu giúp đào thải sỏi thận. Đồng thời nó cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm sạch thận.
Bạn có thể uống 60 ml đến 220 ml nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Để ngăn ngừa tác dụng phụ, hãy bắt đầu từ lượng thấp nhất và tăng dần đến 220 ml.\
Nếu không có nước ép cỏ lúa mì tươi, bạn có thể dùng cỏ lúa mì dạng bột theo chỉ dẫn.
Dùng cỏ lúa mì khi đói có thể giảm nguy cơ buồn nôn. Trong một số trường hợp, cỏ lúa mì có thể gây chán ăn và táo bón.
Nước ép cỏ đuôi ngựa
Cỏ đuôi ngựa được sử dụng để tăng lượng nước tiểu, giúp tống sỏi thận ra ngoài và có thể làm giảm hiện tượng sưng và viêm. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng của hệ tiết niệu.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa quá 6 tuần liên tiếp, bởi nguy cơ co giật, giảm lượng vitamin B và giảm kali mà nó đem lại.
Bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa nếu đang dùng lithium, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc tim mạch như digoxin.
Không nên dùng cỏ đuôi ngựa cho trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Cỏ đuôi ngựa chứa nicotine và không nên uống nếu bạn đang sử dụng miếng dán nicotine hoặc đang cố gắng bỏ thuốc lá.
Bạn cũng không nên uống nước ép từ cỏ đuôi ngựa nếu bạn có:
- Rối loạn sử dụng rượu
- Bệnh đái tháo đường
- Kali máu thấp
- Lượng thiamin trong cơ thể thấp
Khi nào cần đi khám
Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơ thể bạn không thể đào thải sỏi trong vòng 6 tuần hoặc bắt đầu có các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Đau dữ dội
- Nước tiểu có lẫn máu
- Sốt
- Ớn lạnh
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Bác sĩ sẽ xác định bạn có cần dùng thuốc hoặc phương pháp khác để điều trị sỏi thận hay không.
Điểm mấu chốt
Mặc dù có thể khó khăn nhưng cơ thể bạn vẫn có thể tự đào thải sỏi thận.
Bạn có thể dùng thuốc không kê đơn để giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve).
Hãy tiếp tục điều trị cho đến khi hết sỏi thận, và tốt nhất là đừng uống rượu.
Khi cơ thể đào thải được sỏi thận ra ngoài, bạn có thể giữ lại viên sỏi này và mang tới gặp bác sĩ. Bởi bác sĩ sẽ xác định loại sỏi và đưa ra kế hoạch giúp bạn phòng ngừa hình thành sỏi thận trong tương lại
Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược này kết hợp với phương pháp điều trị sỏi thận chính, và tiếp tục sử dụng sau khi hết sỏi. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lại.
Hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào.
Hãy lựa chọn nguồn cung cấp thảo dược đáng tin cậy nếu bạn cần sử dụng chúng. Một phân tích gần đây về 27 loại chế phẩm bổ sung tăng cường chức năng thận cho thấy 2/3 trong số đó chứa các thành phần chưa được chứng minh về hiệu quả.
Xem thêm: