Continue with GoogleContinue with Google. Opens in new tab
“Kundalini” là một thuật ngữ tiếng Phạn, mang nghĩa là “rắn quấn”. Thuật ngữ này dùng để chỉ một loại hình thiền có khả năng khơi dậy khả năng nhận thức và chính niệm trong bạn. ...

Theo các học thuyết về thiền Kundalini, năng lượng của sự sống nằm ở gốc của cột sống (luân xa gốc), cuộn lại như một con rắn. Đây cũng chính là cội nguồn của cái tên “Kundalini”. 

Trong thiền Kundalini, mục tiêu chính bạn hướng đến là đánh thức nguồn năng lượng này và đạt được sự tỉnh thức thông qua việc kết hợp các kỹ thuật, bao gồm:

  • Thở sâu
  • Thủ ấn (dùng tay)
  • Mật chú (dùng các câu nói, cụm từ)
  • Chuyển động cơ thể

Những bài tập này giúp khơi dậy năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể bạn khiến nó di chuyển dọc theo các luân xa (trung tâm năng lượng) trên khắp cơ thể bạn, cho đến khi nó đạt đến điểm giải phóng ở luân xa thứ bảy (luân xa vương miện) trên đầu của bạn.

Sự giải phóng năng lượng này thúc đẩy sự cân bằng nội tại, thức tỉnh và giác ngộ.

Đầu tiên, hãy cũng tìm hiểu một số bối cảnh văn hóa của Kundalini

Việc thực hành Kundalini đã có từ cách đây vài nghìn năm, tuy các học giả vẫn chưa đưa ra được niên đại chính xác về thời điểm bắt đầu xuất hiện loại hình thiền định này. 

Nguồn gốc

Giáo lý Kundalini lần đầu tiên xuất hiện trong Áo nghĩa thư (Upanishads)-  bộ tổng hợp các văn bản tôn giáo của đạo Hindu. Theo ước tính của các nhà khoa học, những tác phẩm tâm linh này bắt nguồn từ khoảng năm 800 đến năm 500 Trước Công nguyên.

Đây là ghi chép chính thức đầu tiên được biết đến về thiền Kundalini, nhưng những lời truyền miệng, hướng dẫn tập luyện thiền Kundalini và yoga có thể đã có từ trước khi những văn bản này ra đời. 

Trong giai đoạn đầu, Kundalini là một triết lý bí mật. Chỉ những người đã dành nhiều năm học thiền và tâm linh mới có cơ hội học hỏi từ các giáo viên Kundalini.

Ngay cả khi Kundalini đã phát triển từ các giáo lý thiền định thành các bài thực hành yoga, ngoài những nhóm giáo viên và học viên nhất định, chưa  ai được biết hay tiếp cận đến nó.

Việc thực hành và truyền đạt giáo lý về thiền Kundalini như vậy qua hàng ngàn năm, cho đến khi Yogi Bhajan chính thức giảng dạy và phát triển Kundalini yoga (liên quan đến thiền Kundalini) ở Hoa Kỳ.

Cập bến đến phương Tây

Năm 1968, Yogi Bhajan chấm dứt bí mật xung quanh Kundalini bằng cách giới thiệu Kundalini yoga - trong đó thiền Kundalini là một thành phần quan trọng đến thế giới phương Tây.

Ông tin rằng điều này sẽ giúp mọi người có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe toàn thân của họ, bằng cách cho họ cơ hội trải nghiệm một kiểu nhận thức, tư duy mới. 

Trong khoảng thời gian hơn 30 năm, ông đã dạy hàng ngàn kỹ thuật thiền và yoga, đồng thời thành lập Viện nghiên cứu Kundalini - nơi ông đào tạo nhiều sinh viên trở thành giáo viên của loại hình này.

Theo báo chí đưa tin

Vào năm 2020, một số người trước đây đã tập luyện dưới sự hướng dẫn của Bhajan hoặc làm việc thân cận với ông, đã đưa ra cáo buộc về việc bị lạm dụng tình dục, thể chất và cả tinh thần. Trong khi nhiều học viên vẫn tin vào những lợi ích của Kundalini yoga, vẫn có những câu hỏi nghi vấn đặt ra về tương lai của loại hình yoga này. 

Lợi ích đầy tiềm năng

Những người thực hành thiền Kundalini cho biết họ đã được trải nghiệm vô số lợi ích kỳ diệu, bao gồm: 

  • Tăng cường chính niệm và lòng từ bi
  • Cải thiện khả năng giao tiếp với những người khác
  • Có được nguồn cảm hứng dồi dào
  • Đầu óc minh mẫn
  • Phát triển được khả năng tự nhận thức, tôn trọng bản thân
  • Làm việc có kiểm soát và đạt được đúng mong muốn, mục đích của bản thân hơn. 

Một số lợi ích này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu về Kundalini yoga, đặc biệt là về thiền Kundalini.

  • Giảm căng thẳng. Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 đã chỉ ra rằng, Kundalini yoga có thể giúp giảm căng thẳng ngay tức khắc. Các tác giả cũng cho biết, thiền Kundalini có thể rất hữu ích cho trạng thái căng thẳng cao của cơ thể, thường hay xuất hiện trong bệnh tim mạch và chứng mất ngủ.
  • Giảm lo lắng. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy Kundalini yoga có thể làm giảm các triệu chứng của chứng rối loạn lo âu. 
  • Cải thiện chức năng nhận thức. Một nghiên cứu năm 2017 đã so sánh Kundalini yoga với phương pháp tập luyện tăng cường trí nhớ. Hai phương pháp này đều được cho rằng, có khả năng đem đến nhiều triển vọng cho việc điều trị chứng suy giảm nhận thức ở những người già 81tuổi. Kết quả cho thấy, trong khi cả hai biện pháp đều giúp cải thiện trí nhớ, Kundalini yoga còn có thêm khả năng cải thiện chức năng điều hành của não bộ. 

Làm thế nào để bắt đầu

Với hàng ngàn kỹ thuật sẵn có để bạn lựa chọn, thiền Kundalini có thể khiến bạn thấy hơi phức tạp khi mới tập luyện. Tốt hơn hết, nếu bạn muốn sử dụng thiền Kudalini để giải quyết một số vấn đề nhất định của bản thân, hãy đề cập vấn đề này với giáo viên hướng dẫn, họ sẽ cung cấp cho bạn lộ trình phù hợp. 

Tiếp cận thiền Kundalini cần sự toàn diện, vì vậy nếu bạn mới làm quen với thiền, bạn có thể thử tập trước với một người có kinh nghiện thiền Kundalini hoặc thử tập theo các video hướng dẫn. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bắt đầu theo cách riêng dựa trên những hướng dẫn sau đây: 

  • Mặc trang phục thoải mái. Mặc những loại quần áo rộng, nhẹ nhàng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất trong khi thiền. Các học viên Kundalini thường sử dụng khăn choàng hoặc 1 tấm vải để che đầu, vì điều này được cho là giúp bảo vệ và thúc đẩy dòng chảy năng lượng trong cơ thể. 
  • Bắt đầu bằng việc điều chỉnh tâm trí để đi vào cảnh giới thiền định. Ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc trên sàn, giữ thẳng cột sống. Đặt hai bàn tay của bạn trong tư thế cầu nguyện bằng cách chắp tay lại, để trước ngực. Nhắm mắt nhưng không hoàn toàn.
  • Tập trung vào luân xa - con mắt thứ ba. Nhiều học viên nhận thấy việc tập trung vào con mắt thứ ba để điều chỉnh tâm trí là rất hữu ích. Nhắm mắt lại, hướng sự tập trung vào khoảng giữa hai lông mày.
  • Sử dụng một câu thần chú. Những câu thần chú, giúp định hướng sự tập trung của bạn, là một thành phần quan trọng của thiền Kundalini. 

Người tập thường dùng các câu thần chú bằng tiếng Gurmukhi, một ngôn ngữ linh thiêng của Ấn Độ. Nhưng đừng quá lo lắng về việc chọn đúng câu thần chú trong lần thử đầu tiên. Lâu dài, bạn sẽ tìm được câu thần chú phù hợp, câu thần chú đó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho việc tập luyện của bạn. Bạn có thể đọc to hoặc đọc thầm, hãy thử bất cứ phương pháp nào bạn thấy phù hợp với mình. 

  • Bắt đầu tập trung vào hơi thở của bạn. Chỉ hít vào và thở ra bằng mũi, tập trung vào cảm giác thở. Sau đó, bắt đầu thở chậm lại. Mỗi lần hít vào và thở ra nên kéo dài từ 3 đến 4 giây, mỗi nhịp thở nên kéo dài khoảng 8 giây. Chú ý đến cách mà hơi thở chảy trong cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Sử dụng thêm thủ ấn. Các kỹ thuật của Kundalini thường bao gồm việc sử dụng thủ ấn - động tác của bàn tay. Ví dụ, nếu bạn muốn thúc đẩy sự thông minh, cởi mở và bình tĩnh của bản thân, hãy thử thủ ấn “Gyan”, bằng cách uốn cong nhóm trỏ cho chạm vào ngón cái. Còn nếu muôn thúc đẩy sự kiên nhẫn và nhất quán, hãy thử thủ ấn “Shuni”, bằng cách uốn và chạm ngón tay giữa vào ngón cái.
  • Chia nhịp thở thành các phần bằng nhau. Thay vì thực hiện một lần hít vào dài trong 4 giây, sau đó là một lần thở ra dài, hãy chia mỗi lần hít vào và thở ra thành bốn phần. Nói cách khác, hít vào 4 lần, không thở ra giữa các lần. Sau đó thở ra theo cách tương tự. Sau mỗi lần thở ra, hãy hóp bụng lại, đưa rốn hướng về phía cột sống của bạn.
  • Tập trung vào hơi thở khi mất tập trung. Ngay cả những người tập thiền lâu năm cũng không thể chắc chắn có thể tập trung thiền định trong mọi khoảnh khắc. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy sự mất tập trung, hãy đưa suy nghĩ của bạn trở lại với hơi thở. Nếu có bất kỳ suy nghĩ vẩn vơ nào xuất hiện, hãy ghi nhận chúng và sau đó để chúng trôi đi.
  • Tiếp tục trong 3 đến 5 phút. Nếu bạn mới làm quen với thiền, không cần phải ép bản thân vào ngay các buổi tập thời lượng dài. Thông thường, bạn nên bắt đầu với một buổi tập ngắn rồi dần dần tăng thời lượng thiền khi bạn đã quen và cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Kết thúc chuỗi tập luyện. Hoàn thành bài thiền của bạn bằng một hơi thở sâu hoàn toàn (hít vào và thở ra). Hít vào một lần nữa khi bạn nâng cánh tay lên hết cỡ. Thư giãn, thả lỏng hoàn toàn khi bạn thở ra.

Nếu bạn là người mới bắt đầu thiền, những lời khuyên này có thể giúp thực hành thiền thành công hơn.

Nguy hiểm nào có thể xảy ra khi tập thiền?

Mọi người thường thực hành thiền Kundalini để trải nghiệm sự giải phóng năng lượng đặc biệt, được gọi là sự thức tỉnh Kundalini. Họ cho rằng đây là một trải nghiệm tâm linh, nhưng sẽ là hơi kỳ quặc và quá sức nếu bạn không biết điều gì sẽ xảy ra trong trải nghiệm này. 

Trong thời gian đạt được sự thức tỉnh Kundalini, mọi người phản hồi rằng, họ xuất hiện các cảm giác như nóng hoặc ngứa ran, mất phương hướng và một số cảm giác khó chịu tạm thời khác.

Có nhận định cho rằng, nếu một người không được chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho trải nghiệm, họ có thể gặp phải những hệ quả tiêu cực lâu dài. Tuy nhiên, mặc dù thiền có thể là một trải nghiệm khó khăn, đặc biệt với người mới đầu đầu, nhưng không hề có bằng chứng nào chứng minh nó có thể để lại những tác động tiêu cực lâu dài như vậy.

Về cơ bản, thiền Kundalini bao gồm các bài tập thở sâu và chậm. Vì thế, nếu chưa quen với việc này, bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Hãy nghỉ ngơi khi cần thiết và uống nhiều nước trước và sau khi thiền.

Kết luận

Thiền Kundalini có thể đem lại nhiều lợi ích, ngay cả khi bạn không đạt được sự thức tỉnh toàn diện khi tập luyện. Ngoài ra, một số người tập cũng coi đây là một trong những hình thức thiền định mạnh mẽ nhất.

Bạn có thể nhận thấy một số tiến triển tức thì về sức khỏe, nhưng sự kiên nhẫn và chuyên tâm luyện tập lâu dài bao giờ cũng giúp bạn đạt được nhiều lợi ích nhất có thể. 

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT