Continue with GoogleContinue with Google. Opens in new tab
Bạn đang mang thai và bị đau họng? Mang thai có thể làm cho việc điều trị các bệnh thông thường trở nên phức tạp hơn. Vì sức khỏe của thai nhi là điều quan trọng hàng đầu, nên có rất nhiều điều bạn không thể làm khi mang thai. Nhưng sức khỏe và sự thoải mái cá nhân của bạn cũng rất quan trọng, vì vậy cần phải chẩn đoán và điều trị một cách thích hợp mọi bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn mà bạn có thể phát triển trong thời kỳ mang thai. ...

Đau họng hiếm khi là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu nghiêm trọng. Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về cách điều trị đau họng khi mang thai.

Nguyên nhân gây đau họng?

Cảm lạnh thông thường là nguyên nhân phổ biến gây đau họng khi mang thai (nguồn ảnh Mom Love Best)Cảm lạnh thông thường là nguyên nhân phổ biến gây đau họng khi mang thai (nguồn ảnh Mom Love Best)

Đau họng là cảm giác ngứa rát ở phía sau cổ họng. Nó có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và có thể cảm thấy như: 

  • Ngứa nhẹ
  • Đau rát
  • Đau như thiêu đốt
  • Vết xước thô ráp như giấy nhám
  • Đau nhói, như nuốt phải thủy tinh

Đau họng có thể do vô số nguyên nhân, từ các chất kích thích từ môi trường, vi rút đến các hormone thai kỳ. 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của đau họng khi mang thai

  • Do vi rút: Phần lớn các trường hợp viêm họng là do vi rút gây ra, đây cũng là thủ phạm gây ra cảm lạnh thông thường và cảm cúm theo mùa. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do vi rút, thường bệnh sẽ tự khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Một số vi rút nghiêm trọng hơn những vi rút khác. Một cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi rút cúm là tiêm phòng cúm hàng năm vào đầu thai kỳ để bảo vệ bạn và thai nhi. Phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi bệnh cúm và điều này có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ. Nó thậm chí còn được chứng minh là gây sinh non và sinh con nhẹ cân trong một số trường hợp.

  • Vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra đau họng và những bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh kê đơn. Viêm họng liên cầu là một trong những loại nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến nhất đi kèm với đau họng. Một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là có một lớp phủ trắng hoặc những chấm trắng ở mặt sau cổ họng kèm theo sốt cao. Hãy nhớ rằng điều cực kỳ quan trọng là phải dùng đủ liều thuốc kháng sinh ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh do không được điều trị đầy đủ có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng hơn với các vi khuẩn mạnh hơn.
  • Các chất gây kích ứng từ môi trường: Có nhiều thứ có thể gây kích ứng cổ họng và đường mũi, gây ra cảm giác khó chịu. Chúng bao gồm không khí khô, bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác, khói và hóa chất. Nếu một tác nhân gây kích ứng từ môi trường gây ra chứng đau họng của bạn, cách tốt nhất để điều trị là tránh nguồn gây kích ứng. Nếu không khí nhà bạn quá khô ráo, hãy thử chạy máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí.
  • Chảy dịch mũi sau: Khi xoang chảy dịch, chất nhầy sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, điều này có thể cực kỳ khó chịu và có thể gây ra ho mạn tính. Đây thường là một triệu chứng phụ sau khi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút ở xoang.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch giảm sức mạnh của nó để bảo vệ em bé khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào của cơ thể bạn. Điều này khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn
  • Hormone mang thai: Do hormone thay đổi, cơ thể bạn có thể gặp một số triệu chứng, bao gồm khô miệng, khát nước và đau họng. Nếu đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau họng, thì có rất ít lựa chọn điều trị và thay vào đó, bạn có thể tập trung vào các biện pháp để tăng cảm giác thoải mái với đồ uống ấm và kẹo ngậm an toàn.
  • Trào ngược axit: Trào ngược axit xảy ra khi các chất trong dạ dày, bao gồm cả axit dạ dày, trào ngược lên thực quản. Trào ngược axit gây ra một số triệu chứng, một trong những triệu chứng phụ là đau họng. Nó thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, do cả quá trình tiêu hóa chậm hơn và hệ thống tiêu hóa bị đè ép cho thai. Phần lớn là do một trong những hormone thai kỳ chính, progesterone. Hormone này đã được chứng minh là có tác dụng giãn các cơ trong thực quản, ống dẫn thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Do đó, thức ăn sẽ dễ bị trào ngược lên gây ra các triệu chứng trào ngược axit gây ra đau rát và khó chịu khi đau họng. 

Đau họng khi mang thai có nguy hiểm không?

Bản thân đau họng không nguy hiểm khi mang thai. Mặc dù đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh khó chịu nhưng rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và em bé, và đề phòng những biến chứng của căn nguyên gây bệnh. 

Khi nào nên đi khám bác sĩ vì đau họng?

Một số trường hợp bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra (nguồn ảnh Pregnancy)Một số trường hợp bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra (nguồn ảnh Pregnancy)

Mặc dù đau họng không nguy hiểm nhưng có một số trường hợp bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. 

  • Sốt: Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu đau họng kèm theo sốt từ 38oC trở lên - đặc biệt nếu cơn sốt bùng phát sau khi bạn đã bị đau họng vài ngày. Nhiệt độ cao có thể cho thấy một tình trạng có thể cần được điều trị y tế và nhiệt độ tăng cao kéo dài có thể gây hại cho em bé 
  • Nghi ngờ bị cúm: Nếu cơn đau họng của bạn kèm theo sốt, ớn lạnh và cảm giác khó chịu nghiêm trọng xảy ra khá nhanh, đó có thể là bệnh cúm. Cảm cúm gây nguy hiểm đặc biệt cho phụ nữ mang thai, nhưng tin tốt là có các loại thuốc kháng vi rút có sẵn cho một số loại cúm. Tamiflu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai, nhưng nó có hiệu quả nhất nếu được bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi phát bệnh. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bị cúm, đừng chờ đợi - hãy đến ngay bác sĩ để xét nghiệm.
  • Phát ban: Nếu phát ban trên da kèm theo đau họng, hãy liên hệ với bác sĩ. Nó có thể chỉ ra một bệnh nặng hơn cần được điều trị y tế thích hợp.
  • Viêm họng liên cầu: Nếu cơn đau họng đến đột ngột và nghiêm trọng, bạn có thể bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Viêm họng liên cầu thường xuất hiện các chấm trắng hoặc đỏ ở phía sau cổ họng, nhưng xét nghiệm tại cơ sở y tế có thể chẩn đoán xác định. 

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng vi khuẩn gây viêm họng liên cầu là vi khuẩn mà bác sĩ kiểm tra vào khoảng tuần 36 của thai kỳ, hoặc vi khuẩn Strep nhóm B có thể lây sang em bé từ vùng âm đạo hoặc trực tràng. Thực tế là chúng không phải là cùng một loại vi khuẩn và không cần phải lo lắng. Trên thực tế, vi khuẩn từ bệnh viêm họng liên cầu không lây sang em bé.

Viêm họng liên cầu có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh và bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh. Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gây ra, chẳng hạn như các vấn đề về thận và sốt thấp khớp. 

Những biện pháp điều trị nên tránh khi mang thai?

Một số biện pháp phổ biến cần được tránh tuyệt đối khi đang mang thai, bao gồm: 

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Các loại trà có chứa caffein
  • Thuốc bổ sung vitamin C: Các chất bổ sung vitamin C được bán trên thị trường để tăng cường khả năng miễn dịch thường an toàn để sử dụng. Mặc dù bạn có thể muốn sử dụng các sản phẩm này để tránh cảm lạnh nặng hơn khi có dấu hiệu đầu tiên của đau họng, nhưng tốt nhất bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước - đặc biệt là vì vitamin trước khi sinh của bạn đã chứa Vitamin C.
  • Viên ngậm kẽm: Như trường hợp của Vitamin C, các loại vitamin trước khi sinh cung cấp cho bạn tất cả các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong thời kỳ mang thai, vì vậy việc uống nhiều hơn có thể khiến bạn uống quá liều. Kiểm tra với bác sĩ xem bạn có thể dùng viên ngậm kẽm để ngăn ngừa cảm lạnh hay không.

Có thể dùng thuốc gì khi mang thai?

Một số loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ, miễn là bạn tuân theo hướng dẫn dùng thuốc đúng cách. Luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo họ đồng ý loại thuốc bạn chọn sẽ bổ sung cho việc chăm sóc sản khoa của bạn: 

  • Thuốc kháng sinh: Vì những loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn nên bác sĩ sẽ chọn một loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng là cephalexin, amoxicillin và penicillin.
  • Acetaminophen (thành phần hoạt tính trong Tylenol): Sử dụng Tylenol một cách hạn chế. Mặc dù nó đã được xác định là an toàn cho thai kỳ, nhưng việc lạm dụng quá nhiều có liên quan đến tổn thương gan.
  • Syro ho.
  • Thuốc xịt họng.
  • Thuốc kháng axit: Nếu cơn đau họng của bạn là do trào ngược axit, thì các thuốc kháng axit như Tums hoặc Rolaids đều an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, hãy chọn những loại có chứa canxi cacbonat thay vì natri bicacbonat vì chúng có thể gây giữ nước.

Làm thế nào có thể điều trị đau họng khi mang thai?

Nếu bạn đang bị đau họng khi mang thai, có một số điều bạn có thể làm. 

Đo nhiệt độ

Trước khi điều trị đau họng, hãy chắc chắn rằng bạn không bị sốt. Sốt là bất kỳ nhiệt độ nào trên 37 độ C, có thể cho thấy cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng cần được điều trị. 

Sốt cao khi mang thai có thể nguy hiểm cho em bé, đặc biệt là trong ba tháng đầu và cần được bác sĩ theo dõi.

Uống Tylenol

Tylenol thường được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nếu đau họng nghiêm trọng, bạn có thể dùng Tylenol hoặc thuốc có thành phần acetaminophen để giảm đau.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm sạch cổ họng của bạn và làm lỏng chất nhầy. Muối cũng làm dịu và giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa.

Để súc miệng, cho ½ thìa muối vào một cốc nước ấm, không nóng và trộn cho đến khi tan. Hãy nhấp một ngụm, ngửa đầu ra sau và súc miệng để hỗn hợp ngấm vào cổ họng của bạn càng xa càng tốt. 

Súc miệng trong khoảng một phút, sau đó nhổ nước muối ra.

Uống trà thảo mộc

Đau họng có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. Chọn đồ uống nóng, nhẹ nhàng sẽ không chỉ giữ cho bạn đủ nước mà còn có thể giúp làm loãng và làm lỏng chất nhầy gây khó chịu ở phía sau cổ họng. 

Trà thảo mộc là một lựa chọn phổ biến trong thai kỳ vì chúng được khử caffein một cách tự nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nhiều loại thảo mộc cũng có đặc tính y học và với số lượng nhất định, có thể có hại. 

Bởi vì những loại thảo mộc này không được FDA quản lý và không được nghiên cứu rộng rãi, có rất ít sự đồng thuận trong cộng đồng y tế về điều gì là an toàn và điều gì là không. Kiểm tra với bác sĩ về bất kỳ loại trà thảo mộc nào bạn định dùng. Tránh các loại trà có chứa quế, cam thảo, hoa cúc và lá mâm xôi đỏ đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Sử dụng viên ngậm và thuốc xịt họng

Viên ngậm và thuốc xịt họng thường an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai, vì vậy hãy thoải mái sử dụng chúng lên cổ họng của bạn. Một số loại còn có tinh dầu bạc hà để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh khác và hầu hết các loại thuốc xịt họng đều có chất khử trùng để giúp làm tê cổ họng của bạn giúp giảm đau.

Nếu chọn loại thuốc ngậm điều trị nhiều triệu chứng, hãy đảm bảo rằng bạn cần tất cả các phương pháp điều trị được liệt kê; nếu không, hãy chọn viên ngậm chỉ có 1 tác dụng, chẳng hạn như viên ngậm chỉ làm dịu cổ họng). Việc chọn viên ngậm trị nhiều triệu chứng khi bạn không bị cảm lạnh cần điều trị có thể khiến bạn dùng quá liều lượng thuốc.

Và tránh các viên ngậm kẽm được thiết kế để chống lại cảm lạnh. 

Luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào ngay cả khi thuốc không kê đơn.

Nghỉ ngơi

Khi bạn mang thai, khả năng miễn dịch của bạn bị suy giảm 

Hệ thống miễn dịch sẽ yếu hơn - có nghĩa là cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để chống lại vi khuẩn và vi rút. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường là nghỉ ngơi đầy đủ, cho phép cơ thể sử dụng năng lượng để chống lại vi khuẩn.

Tổng kết

Đau họng có thể vô cùng khó chịu khi mang thai, nhưng tin tốt là nó hiếm khi nghiêm trọng. Miễn là nó không kèm theo sốt - đau họng chỉ đơn giản là kết quả của vi rút cảm lạnh hoặc các chất gây kích ứng từ môi trường. 

Tuy nhiên, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào ngay cả khi thuốc không kê đơn.

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT