Continue with GoogleContinue with Google. Opens in new tab
Trong những năm gần đây, việc chọn sữa có nguồn gốc thực vật làm lựa chọn thay thế sữa có nguồn gốc động vật đã trở nên vô cùng phổ biến. ...

Sữa yến mạch nguyên chất

Sữa yến mạch được làm từ các loại hạt được chứng nhận không chứa gluten là lựa chọn phù hợp cho người có cơ địa dị ứng hoặc mắc chứng khó tiêu.

Nó không chứa lactose, các loại hạt, đậu nành và được chứng nhận không chứa gluten.

Không chỉ vậy mà sữa yến mạch còn rất ngon và có lợi cho sức khoẻ của xương và tim.

Bài viết này sẽ giới thiệu về sữa yến mạch, hàm lượng dinh dưỡng, lợi ích và cách để bạn có thể tự làm sữa yến mạch tại nhà. 

Sữa yến mạch là gì?

Sữa yến mạnh là một loại thực phẩm phổ biến thay thế sữa có nguồn gốc động vật. Do đó nó là lựa chọn phù hợp cho những người ăn chay.

Yến mạch cán dẹt và yến mạch cắt nhỏ được ngâm nước, xay nhuyễn sau đó lọc qua vải thưa để tách sữa khỏi yến mạch.

Do sữa yến mạch không giàu dinh dưỡng bằng yến mạch nguyên hạt nên các chất dinh dưỡng (canxi, kali, sắt và vitamin A) thường được thêm vào.

Sữa yến mạch đặc biệt do không chứa nhiều chất gây dị ứng có trong các loại sữa khác. Ngoài ra, nó chứa beta-glucan (một loại chất sơ hoà tan có lợi cho sức khoẻ tim mạch).

Càng ngày sữa yến mạch càng được ưa chuộng nên bạn có thể tìm thấy chúng ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm hoặc trên mạng. Bạn cũng có thể tự làm và điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị của bạn thân.

Tóm lược:

Sữa yến mạch được làm từ yến mạch ngâm, xay nhuyễn và lọc. Trong sữa không có nhiều chất gây dị ứng hay kích ứng và các chất dinh dưỡng thường được bổ sung sau.

Nguồn dinh dưỡng dồi dào 

Sữa yến mạch là một nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất tuyệt vời, sánh ngang với chất xơ

Một cốc (240ml) sữa yến mạch không đường, đã được bổ sung các chất dinh dưỡng của Oatly chứa khoảng:

  • Calo: 120
  • Protein: 3 gam
  • Chất béo: 5 gam
  • Carbonhydrate: 16 gam
  • Chất xơ: 2 gam
  • Vitamin B12: 50% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (GTDDHN) mà bạn cần
  • Riboflavin: 46% GTDDHN
  • Canxi: 27% GTDDHN
  • Phốt pho: 22% GTDDHN
  • Vitamin D: 18% GTDDHN
  • Vitamin A: 18% GTDDHN
  • Kali: 6% GTDDHN
  • Sắt: 2% GTDDHN

Do sữa yến mạch được làm từ yến mạch đã được lọc kỹ nên nó sẽ không cung cấp nhiều dinh dưỡng bằng việc ăn một bát yến mạch. Vì lý do này, nó thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.

Hầu hết các loại sữa yến mạch được bán ngoài cửa hàng đều đã được bổ sung vitamin A, D, B2 và B12 cũng như các khoáng chất khác nhau như canxi.

So với các loại sữa khác, sữa yến mạch thường có nhiều calo, carbonhydrate và chất xơ hơn sữa hạnh nhân, đậu nành hoặc sữa bò. Tuy nhiên sữa yến mạch lại cung cấp ít protein hơn sữa đậu nành và các loại thực phẩm sữa khác. 

Một điều đáng chú ý là tuy sữa yến mạch và sữa hạnh nhân đều được bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa yến mạch thường chứa nhiều vitamin B hơn trong khi sữa hạnh nhân chứa nhiều vitamin E hơn.

Tóm lược:

Sữa yến mạch (đặc biệt sau khi đã được thêm các chất dinh dưỡng) là một nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào. Nó chứa nhiều calo, carbonhydrate và chất xơ hơn sữa hạnh nhân, đậu nành và sữa bò nhưng chứa ít protein hơn sữa đậu nành và sữa động vật.

Lợi ích về mặt sức khoẻ

Các nghiên cứu về yến mạch và sữa yến mạch cho thấy chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Thuần chay, không chứa Lactose, không đậu nành và không hạt.

Sữa yến mạch là sự lựa chọn hợp lý cho những người ăn kiêng.

Do được làm từ yến mạch và nước nên sữa yến mạch thuần chay, không chứa hạt, đậu nành hay lactose 

Yến mạch không chứa gluten nhưng chúng thường được xử lý trong cùng các cơ sở chế biến ngũ cốc chứa gluten. Điều đó khiến những hạt yến mạch dính phải gluten.

Tuy nhiên, một số nhãn hiệu sữa yến mạch thương mại được chứng nhận không chứa gluten. Hãy luôn nhớ kiểm tra bao bì để đảm bạn chọn đúng sản phẩm không chứa gluten.

Ngoài ra, bạn có thể tự làm sữa yến mạch với yến mạch được chứng nhận không chứa gluten.

Nguồn vitamin B dồi dào.

Sữa yến mạch thường được bổ sung các loại vitamin B như riboflavin (B2) và vitamin B12.

Các vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ và mang đến nhiều lợi ích khác.

Chúng có thể cải thiện tâm trạng, chống lại mất căng bằng oxi hoá và giúp tóc, móng và da khoẻ mạnh. Những lợi ích này sẽ càng rõ ràng hơn nếu trước kia bạn thiếu các loại vitamin này.

Giúp giảm lượng cholesterol trong máu

Sữa yến mạch rất giàu beta-glucan (một loại chất xơ hoà tan có lợi cho sức khoẻ tim mạch).

Beta-glucan hình thành một chất dạng gel trong đường ruột có thể liên kết với cholesterol làm giảm sự hấp thụ cholesterol. Điều này giúp giảm mức cholesterol trong máu đặc biệt là các cholesterol “xấu” (LDL) có liên quan đến các bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu ở nam giới cho thấy nếu uống khoảng 3 cốc (750ml) sữa yến mạch mỗi ngày trong 5 tuần làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu xuống 3% và LDL “xấu” xuống 5%.

Một nghiên cứu khác lại chỉ ra nếu tiêu thụ trung bình 3 gam beta-glucan trong yến mạch mỗi ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol “xấu” trong máu xuống 5-7%.

Một điều thú vị là 1 cốc (240ml) sữa yến mạch có thể cung cấp tới 1,3 gam beta-glucan.

Tốt cho sức khoẻ của xương

Sữa yến mạch thường được bổ sung thêm những chất có lợi cho xương như canxi và vitamin D.

Canxi hình thành nên xương nên nó là một khoáng chất thiết yếu giúp cho xương chắc khoẻ. Thiếu canxi có thể khiến xương bị rỗng, dễ gãy hoặc gãy.

Bổ sung vitamin D đầy đủ cũng quan trọng không kém vì nó hỗ trợ hấp thụ canxi từ đường tiêu hoá. Thiếu vitamin D có thể khiến cơ thể không hấp thụ đủ canxi dẫn đến xương yếu đi, tăng nguy cơ gãy xương.

Sữa yến mạch trên thị trường là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào giúp xương khoẻ mạnh và giảm nguy cơ loãng xương ( xương rỗng và xốp).

Tóm lược:

Sữa yến mạch ít các chất gây dị ứng và kích ứng. Các sản phẩm đã được bổ sung các chất dinh dưỡng là một nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời giúp giảm cholesterol trong máu và cung cấp các chất dinh dưỡng hỗ trợ xương chắc khoẻ.

Những mặt xấu tiềm ẩn 

Đi cùng với những lợi ích thì sữa yến mạch cũng có một vài nhược điểm.

Một số loại sữa yến mạch trên thị trường có thể chứa hàm lượng đường cao đặc biệt nếu chúng được làm ngọt hoặc có chất phụ gia. Đó là lý do tại sao bạn nên mua các sản phẩm nguyên chất chưa được làm ngọt.

Thêm vào đó, hầu hết các loại sữa yến mạch trên thị trường không được chứng nhận không chứa gluten dù vẫn có những trường ngoại lệ. Các sản phẩm nhiễm gluten có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá cho những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten.

Nếu bạn có vấn đề với việc tiêu hoá gluten, tốt nhất bạn nên mua những loại sữa yến mạch được dán nhãn chứng nhận không chứa gluten. Bạn cũng có thể tự làm sữa yến mạch tại nhà bằng yến mạch 100% không chứa gluten.

Hãy nhớ rằng sữa yến mạch tự làm không bổ dưỡng như các loại sữa được làm được bán trên thị trường. Sữa yến mạch ngoài cửa hàng thường được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Sữa yến mạch nói chung an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng nó không phải là sự thay thế thích hợp cho sữa mẹ hay sữa bò vì nó thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tối ưu nhất. Bạn nên nghe tư vấn với bác sĩ nhi của con bạn trước khi sử dụng một loại sữa thay thế.

Một nhược điểm khác của sữa yến mạch là nó thường đắt hơn sữa bò. Nếu bạn vừa muốn tiết kiệm vừa muốn thử sữa yến mạch, bạn nên thử tự làm tại nhà.

Tóm lược:

Hãy đảm bảo bạn chọn đúng sữa yến mạch không đường. Ngoài ra nếu bạn có vấn đề với việc tiêu hoá gluten, hãy mua sữa yến mạch có dán nhãn không chứa gluten hoặc tự làm tại nhà bằng yến mạch được chứng nhận không chứa gluten.

Cách tự làm sữa yến mạch.

Sữa yến mạch là một món ăn có thể dễ dàng làm tại nhà.

Hơn thế nữa, việc tự làm cho phép bạn tự chọn các nguyên liệu và tránh các chất phụ gia hoặc chất làm đặc có thể có trong các sản phẩm được bày bán.

Bạn cũng có thể đảm bảo rằng nó không chứa gluten bằng cách sử dụng yến mạch được chứng nhận không chứa gluten.

Tuy nhiên, sữa yến mạch tự làm có thể không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm được mua ở cửa hàng.

Để làm sữa yến mạch, xay một cốc (81 gam) yến mạch cán dẹt hoặc cắt nhỏ với ba cốc (710 ml) nước. Lọc hỗn hợp qua vải thưa để tách sữa khỏi phần bã yến mạch.

Sữa yến mạch được bảo quản tốt nhất trong chai thuỷ tinh để trong tủ lạnh lâu nhất năm ngày.

Để tăng hương vị, bạn có thể cho thêm ¼ thìa cà phê muối, một thì cà phê vani hoặc chiết xuất quế, một ít quả chà là, xi-rô cây phong hoặc mật ong.

Tóm lược:

Bạn có thể tự làm sữa yến mạch bằng cách trộn một cốc (81 gam) yến mạch với ba cốc (710 ml) nước và lọc hỗn hợp qua vải thưa rồi trữ trong chai hoặc lọ.

Kết luận

Sữa yến mạch là một loại sữa có nguồn gốc thực vật thuần chay và không lactose, đậu nành hay hạt.

Loại sữa này là một lựa chọn thích hợp cho những người không dung nạp gluten nếu nó được làm từ yến mạch được chứng nhận không chứa gluten.

Các sản phẩm thương mại thường được bổ sung thêm vitamin và chất khoáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tim mạch và xương.

Để có thể tận hưởng hương vị và những lợi ích của nó, hãy tìm sữa yến mạch lành mạnh không đường tại các cửa hàng hoặc tự làm tại nhà.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT