Video Xét nghiệm nước tiểu & các kết quả
Nhiều bệnh, chế độ ăn và thuốc có thể ảnh hưởng đến tính axit hoặc base của nước tiểu. Ví dụ, kết quả xét nghiệm quá cao hay quá thấp có thể chỉ ra nguy cơ sỏi thận, bạn có thể phải điều chỉnh chế độ ăn uống.
Tóm lại, pH nước tiểu là 1 chỉ số sức khoẻ tổng quát, giúp cho bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khoẻ của bạn
Tại sao phải phải xét nghiệm nước tiểu

Sỏi thận là 1 khối tinh thể rắn nhỏ hình thành ở thận, ngăn không cho nước tiểu đi qua thận vào hệ tiết niệu và gây ra tiểu rát. Các viên sỏi dễ hình thành trong môi trường kiềm cao hoặc axit cao, vì vậy bác sĩ có thể kiểm tra nước tiểu của bạn để xác định nguy cơ sỏi thận
Một số thuốc có thể làm cho nước tiểu bị axit hoá. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để xác định xem thuốc có làm cho nước tiểu của bạn quá axit hay không
Chỉ số pH nước tiểu có thể xác định thuốc điều trị tốt nhất cho người bị nhiễm trùng tiết niệu.
Xét nghiệm pH nước tiểu được thực hiện như thế nào?
Trước khi xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến pH nước tiểu. Ví dụ:
- Acetazolamide: điều trị tăng nhãn áp, động kinh,...
- Amoni clorua: trong 1 số loại thuốc ho
- Methenamine mandelate: điều trị nhiễm trùng tiết niệu
- Kali citrate: điều trị gút và sỏi thận
- Natri bicarbonat: điều trị ợ nóng và đầy hơi, khó tiêu
- Thuốc lợi niệu nhóm Thiazide (chẹn kênh Ca): điều trị tăng huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim.
Tuy nhiên, không thay đổi chế độ ăn uống trước khi làm xét nghiệm nước tiểu để kết quả được chính xác nhất, trừ trường hợp là bác sĩ chỉ định do thức ăn có thể ảnh hưởng đến pH nước tiểu.
Để có kết quả tốt nhất, xét nghiệm nước tiểu yêu cầu một mẫu nước tiểu sạch. Cách để lấy mẫu nước tiểu sạch là: vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi tiểu tiện và lấy nước tiểu giữa dòng. Cách này giúp giảm thiểu một số vi sinh vật ảnh hưởng đến mẫu nước tiểu.

Bác sĩ sẽ đưa cho bạn 1 cái cốc để đựng nước tiểu. Tuyệt đối không chạm vào phía trong của cốc hay cho bất cứ thứ gì ngoài nước tiểu để đảm bảo mẫu nước tiểu không bị ô nhiễm. Sau khi thu được mẫu nước tiểu sạch theo cách trên, đưa cốc cho nhân viên y tế. Họ sẽ gửi mẫu đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm pH nước tiểu
Phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu và gửi về kết quả.
pH trung tính là 7; cao hơn là kiềm và thấp hơn là axit
Thông thường, các mẫu xét nghiệm nước tiểu có pH là 6
Nếu mẫu của bạn có kết quả thấp hơn, nó có thể chỉ ra bạn có nguy có bị sỏi thận. Các nguyên nhân làm cho nước tiểu axit hoá là
- Toan hoá máu
- Mất nước
- Nhiễm toan ceto ở người đái tháo đường
- Tiêu chảy
- Nhịn đói lâu
Kết quả cao hơn bình thường có thể do:
- Rửa dạ dày: lấy đi axit của dạ dày
- Suy thận
- Toan hoá ống thận: ống thận mất khả năng bài xuất H+
- Hẹp môn vị
- Nhiễm kiềm hô hấp
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Nôn mửa
Chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tính axit hoặc kiềm của nước tiểu. Ví dụ, nếu bạn có một chế độ ăn ít thịt và nhiều rau quả, nước tiểu sẽ kiềm hơn. Ngược lại, nếu bạn ăn nhiều thịt thì nước tiểu sẽ axit hơn. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn nếu như pH nước tiểu của bạn quá cao hay thấp
Không có tác dụng phụ liên quan đến xét nghiệm độ pH nước tiểu. Thông thường, bạn có thể sinh hoạt bình thường sau khi làm xét nghiệm.
Câu hỏi từ bệnh nhân
“Liệu kiểm tra pH nước tiểu của phụ nữ mang thai có thể dự đoán giới tính thai nhi: pH thấp là con trai, cao là con gái ?”

Trả lời:
Bộ kit dự đoán giới tính em bé dựa vào chỉ số pH nước tiểu được bán tràn lan trên thị trường từ vài năm trước và được bán ở dạng không kê đơn tại rất nhiều hiệu thuốc. Dù phổ biến như vậy nhưng việc làm này là không chính xác. pH nước tiểu bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn và không hề liên quan đến thai nhi. Nếu bạn muốn thì bạn có thể thử, nhưng không có tài liệu khoa học nào chứng minh điều trên.