Thuốc Zyzocete thường được dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa. Vậy thuốc Zyzocete được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để Thuvienhoidap.com giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây. ...

Thành phần và cơ chế tác dụng

Zyzocete có thành phần chính là cetirizin dihydroclorid 

Cetirizin thuộc nhóm thuốc kháng histamin, đối kháng thụ thể H1 - Mã ATC: R06A E07

Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý.
Cetirizin có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1, nhưng hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin. Thuốc ức chế giai đoạn sớn của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian hoá học ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén Zyzocete 10mg : 1 hộp ( 10 vỉ x 10 viên )

Mỗi 1 viên:

  • Cetirizin dihydroclorid 10mg
  • Thành phần có bột talc, HPMC 606, Titan dioxyd,  HPMC 615, PEG, ethanol 96%, comprecel M101, Magie stearat, PVP K30, tinh bột mì, lactose

Giá thuốc Zyzocete 10mg : 50.000 VNĐ/ 1 hộp ( 10 vỉ x 10 viên )

Ngoài ra, thuốc sẽ có dạng dung dịch 1mg/ ml.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc

Thuốc Zyzocete điều trị bệnh mề đay vô căn mãn tính

Thuốc Zyzocete điều trị bệnh mề đay vô căn mãn tính  


Chỉ định 

Viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm & mề đay tự phát mạn tính như hắt hơi, sổ mũi, xuất tiết vùng mũi sau, đỏ mắt & chảy nước mắt, ngứa & phát ban.

Thuốc Zyzocete chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với cetirizin, levocetirizine , hydroxyzin.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Zyzocete.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Suy thận có mức lọc cầu thận nhỏ hơn 10ml/phút.

Liều lượng và cách sử dụng

Cách dùng

Thuốc được bào chế ở viên nén bao phin dài và được dùng đường uống. Bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ và uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Liều dùng

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 5 mg x 2 lần/ngày (1/2 viên x 2 lần/ngày).

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 10 mg/ngày (1 viên/ngày).

Người cao tuổi: Hiện nay, chưa có dữ liệu khuyến cáo cần phải giảm liều ở người cao tuổi có chức năng thận bình thường.

Người bệnh có chức năng thận suy giảm, liều hiệu chỉnh theo Clcr như sau: 

  • Chức năng thận bình thường: Clcr > 80 ml/phút: liều 10 mg x1 lần/ngày 
  • Suy thận nhẹ: 50 < Clcr < 79 ml/phút: liều 10 mg x1 lần/ngày 
  • Suy thận vừa: 30 < Clcr < 49 ml/phút: liều 5 mg x 1 lần/ngày 
  • Suy thận nặng: Clcr < 30 ml/phút: liều 5 mg cách 2 ngày 1 lần.
  • Suy thận giai đoạn cuối hoặc phải thẩm tách: Clcr < 10 ml/phút: Không sử dụng thuốc Zyzocete.
  • Đối với bệnh nhi bị suy thận: Liều được điều chỉnh đối với từng cá nhân, dựa trên độ thanh thải của thận, độ tuổi và cân nặng.
  • Bệnh nhân chỉ có suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
  • Bệnh nhân suy gan kết hợp suy thận: Điều chỉnh liều như đối với bệnh nhân suy thận, từ mức độ vừa đến nặng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ

Thuốc Zyzocete  có thể gây ra cảm giác chán ănThuốc Zyzocete  có thể gây ra cảm giác chán ăn 

Thuốc Zyzocete có thể gây ra một số tác dụng phụ:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Tác dụng phụ hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà, tỉ lệ gây nên phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp  nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận, rối loạn vận động, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, có ý tưởng tự tử, rối loạn dạ dày – ruột, tiêu chảy, khó tiêu, đái dằm.

Lưu ý khi sử dụng

Lưu ý chung: 

  • Cần phải điều chỉnh liều ở người suy thận vừa hoặc nặng và người đang thẩm phân thận nhân tạo.
  • Cần điều chỉnh liều ở người suy gan.
  • Ở một số người bệnh sử dụng ceftirizin có hiện tượng ngủ gà, do vậy nên thận trọng khi lái xe, hoặc vận hành máy, vì dễ gây nguy hiểm.
  •  Tránh dùng đồng thời cetirizin với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương, vì làm tăng thêm tác dụng của các thuốc này.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Tuy cetirizin không gây quái thai ở động vật, nhưng không có những nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, cho nên không nên dùng khi có thai. Cetirizin bài tiết qua sữa, vì vậy người cho con bú không nên dùng

Đối với người lái xe, vận hành máy móc:

 Ở một số người bệnh sử dụng ceftirizin có hiện tượng ngủ gà, do vậy nên thận trọng khi lái xe, hoặc vận hành máy, vì dễ gây nguy hiểm.

Tương tác thuốc 

Bạn không nên uống thuốc Zyzocete cùng với rượu vì có khả năng ức chế thần kinh trung ương.

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tránh kết hợp Zyzocete với các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần.

Không dùng viên giải phóng chậm kết hợp cetirizine hydroclorid và pseudoephedrin hydroclorid ở người bệnh đang dùng hoặc ngừng thuốc IMAO. Thêm vào đó, độ thanh thải cetirizine giảm nhẹ khi uống cùng 400mg theophylin.

 Bảo quản thuốc

  • Để xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.
  • Không để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay không khí ẩm.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quên liều 

  • Nếu bạn quên uống một liều, không uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên. Hãy bỏ qua liều này và uống liều tiếp theo như thường.

Quá liều:

  • Triệu chứng: ngủ gà ở người lớn, ở trẻ em có thể bị kích động, nhầm lẫn, đau đầu mệt mỏi, bí tiểu, buồn nôn, suy nhược cơ thể.
  • Xử trí: Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. 

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT