Thành phần và cơ chế tác dụng
Thuốc Cefamandol có thành phần chính là Cefamandol
Cefamandol là kháng sinh cephalosporin, bán tổng hợp phổ rộng. Cefamandol có tác dụng tương tự hoặc thấp hơn đối với các cầu khuẩn Gram dương, nhưng lại mạnh hơn đối với vi khuẩn Gram âm in vitro, khi so sánh với các cephalosporin thế hệ 1. Cefamandole có hoạt phổ đối với vi khuẩn Gram âm hẹp hơn so với các cephalosporin thế hệ 3.
Tác dụng diệt khuẩn của cefamandole là do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefamandole có tác dụng mạnh hơn cefalotin trên nhiều Enterobacteriaceae bao gồm một số chủng Enterobacter, Escherichia,Klebsiella, Salmonella và một vài chủng của Proteus spp... Cefamandole khá bền vững, không bị phân giải bởi các beta - lactamase của một số vi khuẩn nhóm Enterobacteriaceae.
Nồng độ ức chế tối thiểu của cefamandol đối với các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm là vào khoảng từ 0,1 - 2,0 mcg/ml. Nồng độ ức chế tối thiểu đối với các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm vào khoảng 0,5 đến 8,0 mcg/ml.
Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc
Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với hàm lượng 1g
Mỗi 1 lọ chứa
- 1,05 g cefamandol natri hoặc 1,11 g cefamandol nafat tương ứng với 1 g cefamandol
- Tá dược vừa đủ
Giá thuốc Cefamondol 1g: 490.000 VNĐ/ hộp 10 lọ x 1g
Ngoài ra thuốc còn được bào chế với hàm lượng 2g, 10g
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định

Cefamandol là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, được chỉ định trong các bệnh:
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm phúc mạc
- Nhiễm trùng huyết
- Nhiễm trùng cấu trúc da và da
- Nhiễm trùng xương và khớp
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Người bệnh quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin.
Liều lượng và cách sử dụng
Cách sử dụng
- Thuốc kháng sinh cefamandol ở dạng dung dịch để tiêm, phải được các nhân viên y tế tiêm vào ven hoắc bắp.
Liều lượng
Liều cefamandol nafat được tính theo cefamandol base; liều tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch giống nhau.
- Người lớn: Tiêm bắp sâu, hoặc tiêm tĩnh mạch chậm (từ 3 – 5 phút) hoặc truyền ngắt quãng hay liên tục với liều 0,5 đến 2 g, 4 – 8 giờ/lần, tùy theo bệnh nặng hoặc nhẹ.
- Trẻ em: 50 – 100 mg/kg/ngày chia ra nhiều lần; trường hợp bệnh nặng, dùng liều tối đa 150 mg/kg thể trọng/ngày.
- Ðối với người suy thận phải giảm liều.
- Ðể dự phòng nhiễm khuẩn trong khi mổ: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 1 – 2 g, trước khi mổ 0,5 đến 1 giờ, sau đó tiêm 1 g hoặc 2 g cứ 6 giờ 1 lần, trong 24 đến 48 giờ. Ðối với người ghép các bộ phận giả, tiếp tục sử dụng cefamandol cho đến 72 giờ.
Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ hay gặp:
- Viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm vào tĩnh mạch ngoại biên
- Các phản ứng đau và viêm khi tiêm bắp
- Các phản ứng quá mẫn.
Các tác dụng phụ ít gặp:
- Độc hại thần kinh, dị ứng cephalosporin (phản vệ),
- Thiếu máu tan huyết miễn dịch, giảm bạch cầu trung tính đến mất bạch cầu hạt
- Tan máu và chảy máu lâm sàng do rối loạn đông máu và chức năng tiểu cầu, tăng nhẹ transaminase và phosphatase kiềm trong huyết thanh
- Viêm thận kẽ cấp tính
Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn:
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Nếu dùng dài ngày có thể viêm đại tràng màng giả, suy thận, đặc biệt suy yếu chức năng thận trong thời gian điều trị.
Lưu ý
Trước khi dùng thuốc Cefamandol bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận, bệnh thần kinh trung ương, xơ cứng động mạch.
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Lái xe và vận hành máy móc
Chưa có dữ liệu thuốc gây tác dụng có hại trên đối tượng này.
Phụ nữ mang thai
Chưa có đầy đủ các công trình nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ về dùng cefamandole trên người mang thai; thuốc không biết có qua nhau thai không, ảnh hưởng đối với thai chưa được xác định.
Do vậy chỉ dùng thuốc này cho người mang thai nếu thật cần thiết.
Phụ nữ đang cho con bú
Cefamandole bài tiết với nồng độ thấp qua sữa mẹ như các cephalosporin khác.
Thuốc này phải dùng thận trọng cho người đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Thuốc
- Probenecid làm tăng và kéo dài nồng độ cefamandol trong huyết thanh, kéo dài nửa đời thải trừ và tăng nguy cơ độc tính.
- Dùng đồng thời các thuốc tan huyết khối với cefamandole có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Thức ăn, rượu bia, thuốc lá
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Không nên uống rượu hoặc các chế phẩm có rượu, đồng thời với tiêm cefamandole và sau đó một số ngày vì cephalosporin có thể ức chế enzym acetaldehyd dehydrogenase, dẫn đến tích tụ acetaldehyd trong máu.
Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh tim
- Bệnh động mạch vành
- Bệnh thận
Bảo quản
- Cefamandol ổn định 24 giờ ở nhiệt độ phòng (25oC) và 96 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh (5oC). Trong thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng, carbon dioxide tạo ra bên trong lọ sau khi pha.
- Dung dịch cefamandol trong nước vô khuẩn để tiêm, 5% dextrose hay 0,9% NaCl được làm lạnh ngay sau khi pha trong lọ thông thường có thể ổn định về mặt vật lý trong 6 tháng khi được lưu trữ ở -20°C.
- Nếu sản phẩm được làm ấm (tối đa là 37°C) và chú ý không được làm ấm tiếp sau khi đã tan hoàn toàn. Khi đã tan, thuốc kháng sinh cefamandol không được làm đông lạnh lại lần nữa.
Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?
Xử trí khi quá liều
- Liều cao có thể gây co giật và các dấu hiệu khác của ngộ độc hệ thần kinh trung ương. Dùng liều cao cũng có thể gây viêm đại tràng màng giả.
- Phải ngừng thuốc và người bệnh phải được cấp cứu ngay.
Xử trí khi quên liều
Thuốc được sử dụng đường tiêm dưới sự giám sát của nhân viên y tế nên hiếm có khả năng quên liều xảy ra.
Xem thêm: