Thành phần của Axit Folic
Acid folic là vitamin nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Acid folic cũng tham gia vào một số chuyển hoá biến đổi acid amin. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9.
Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.
Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Giá thuốc và hàm lượng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 5mg
Mỗi viên chứa:
- Acid folic 5mg
- Tá dược vừa đủ
Giá thuốc Axit folic: 60.000 VNĐ / hộp 5mg 4 vỉ x 20 viên.
Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, như: viên nang mềm, viên nén bao phim, viên nang cứng, thuốc tiêm với nhiều hàm lượng khác nhau, như axit folic 1mg, 5mg… Ở dạng thuốc phối hợp nhiều thành phần, axit folic cũng có thể ở nhiều mức hàm lượng khác nhau tùy sản phẩm.
Chỉ định và chống chỉ định thuốc
Axit folic thường dùng để điều trị tình trạng thiếu máu
Acid folic có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt, acid folic vô cùng cần thiết đối với việc đảm bảo sức khỏe thai phụ cũng như hạn chế các dị tật ở thai nhi:
- Đảm bảo cho sự phát triển và phân chia tế bào diễn ra bình thường: Acid folic là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tổng hợp nhân tế bào ADN, ARN và protein.
- Tham gia vào quá trình tạo máu: Cụ thể là quá trình sản sinh hồng cầu, giúp ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng thiếu máu không do vitamin B12 và tổn thương tủy sống.
- Đối với thai nhi: acid folic tham gia vào quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung acid folic đầy đủ trong quá trình mang thai đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, hạn chế được các dị tật bẩm sinh về não và tủy sống như: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, não úng thủy hoặc khuyết não,…
- Đối với thai phụ: bổ sung acid folic đầy đủ giúp giảm tình trạng thiếu máu và hạn chế được các nguy cơ do thiếu máu gây ra như: nguy cơ sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai,…
- Đối với trẻ em: acid folic có tác dụng trong việc phát triển trí não của trẻ, cụ thể, làm giảm nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
- Phòng tránh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tử cung.
- Điều trị các bệnh tuổi già như: chứng mất trí nhớ, nghe kém, lão hóa cơ quan, loãng xương, đau dây thần kinh, đau cơ bắp, bồn chồn, khó ngủ,…
Chống chỉ định
Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Liều lượng và cách sử dụng
Cách dùng
- Bạn nên dùng axit folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn. Hãy thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.
Liều dùng
Điều trị chứng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
Liều dùng ở người lớn:
Liều khởi đầu: 1 viên mỗi ngày. Sử dụng trong 4 tháng. Đối với trường hợp hấp thu kém, có thể dùng 3 viên mỗi ngày.
Liều duy trì: Cứ 1 – 7 ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Bổ sung Acid folic cho phụ nữ khi có thai
Nhu cầu dùng Acid folic cho phụ nữ trưởng thành và khi có thai là 200 – 400 microgam/ người/ ngày. Còn liều dùng đối với chị em có tiền sử mang thai mà thai nhi bị bất thường về ống tủy sống, trước khi mang thai phụ nữ nên dùng 1 viên Acid folic mỗi ngày. Và liều dùng tiếp tục trong 3 tháng đầu của chu kỳ thai.
Liều dùng cho người trưởng thành bị thiếu Acid folic
Liều dùng ở người lớn:
Có thể sử dụng Acid folic dưới dạng thuốc uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Liều dùng thường là 400 – 800 microgam mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc độ tuổi sinh con nên dùng 800 microgam, một lần mỗi ngày dưới dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da.
Liều dùng axit folic cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ bị thiếu axit folic:
- Trẻ sơ sinh: cho trẻ dùng 0,1 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
- Trẻ dưới 4 tuổi: cho trẻ dùng lên đến 0,3 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: cho trẻ dùng lên đến 0,4 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
Liều thông thường cho trẻ em để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ:
Bạn cần chú ý liều khuyến cáo hàng ngày cho trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: cho trẻ dùng liều 50 mcg một ngày (15 mcg/kg/ngày)
- Trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh 1-6 tháng: cho trẻ dùng liều 25-35 mcg một ngày
- Trẻ 1-3 tuổi: cho trẻ dùng liều 150 mcg một ngày
- Trẻ 4-8 tuổi: cho trẻ dùng liều 200 mcg một ngày
- Trẻ 9-13 tuổi: cho trẻ dùng liều 300 mcg một ngày
- Trẻ 14 tuổi trở lên: cho trẻ dùng liều 400 mcg một ngày
Tác dụng phụ
Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường từ khi dùng sản phẩm này, cho bác sĩ của bạn biết. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng, việc bổ sung acid folic cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lượng bổ sung acid folic cần đủ nhu cầu theo từng đối tượng cụ thể, tránh bổ sung quá ít hoặc quá nhiều.
- Không sử dụng kèm thuốc chống viêm, thuốc dạ dày, thuốc hạ mỡ máu hoặc rượu bia do những chất này làm càn trở quá trình hấp thu acid folic tại ruột.
- Thời gian tốt nhất để bổ sung acid folic là sau ăn 30 phút kèm với nước lọc.
- Đối với phụ nữ, cần bổ sung acid folic 3 - 6 tháng trước khi có dự định có thai.
- Xin ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
- Tới ngay cơ sở y tế nếu có bất kì dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng chung với:
- Sulphasalazin
- Thuốc tránh thai đường uống
- Thuốc chống co giật
- Cotrimoxazol
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản thuốc
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Xem thêm