Thành phần của thuốc Saferon
Thành phần chính là phức hợp hydroxid polymaltose sắt (III) được viết tắt là IPC (Iron polymaltose complex) và acid folic
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo Hemoglobin và quá trình oxid hóa tại các mô
Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu
Hàm lượng và giá thuốc
Thuốc được bào chế dưới dạng siro với hàm lượng 50mg/5ml
Mỗi 5 ml (1 thìa cà phê) si rô chứa:
- Hoạt chất: Phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltose tương đương sắt nguyên tố 50mg.
- Tá dược: methyl paraben, propyl paraben, dung dịch Sorbitol 70%, hương liệu (Honey Dew Melon S3673, Passion fruit F1241, Creamy Milk Toffee), nước tinh khiết vđ.
Giá thuốc Siro Saferon 100ml: 86.000 vnđ / chai 100ml
Ngoài ra, Thuốc Saferon có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nhai;
- Thuốc giọt uống 50 mg/ml;
Chỉ định và chống chỉ định thuốc
Chỉ định
Thuốc Saferon được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt, như thiếu máu nhược sắc trong khi mang thai và cho con bú, thiếu máu do mất máu mãn tính hay cấp tính, do ăn kiêng, bệnh chuyển hóa hay phục hồi sau phẫu thuật ở người lớn; phối hợp IPC - acid folic thích hợp để bổ sung sắt và folic cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và trong thời kỳ mang thai.
- Dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt do mất máu mãn tính hay cấp tính, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh chuyển hóa ở trẻ em.
Saferon là thuốc điều trị thiếu máu nhược sắcChống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thiếu máu không do thiếu sắt ví dụ: thiếu máu tán huyết, rối loạn tạo hồng cầu, giảm sản tủy xương.
- Hội chứng quá tải sắt hoặc thừa sắt
- Có bệnh về đồng hóa sắt hoặc dự trữ sắt
Liều lượng và cách sử dụng
Cách dùng
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn nên uống thuốc khi bụng đói, có thể dung cùng thức ăn để giảm kích ứng đường tiêu hóa.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều dùng
Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt.
Liều dùng hàng ngày có thể được chia thành các liều nhỏ hoặc dùng một lần. Nên uống si rô Saferon trong hoặc ngay sau khi ăn.
Trong trường hợp thấy có thiếu sắt rõ rệt, cần điều trị trong khoảng 3 - 5 tháng cho đến khi giá trị haemoglobin trở lại bình thường. Sau đó cần tiếp tục điều trị trong khoảng vài tuần với liều chỉ định cho chứng thiếu sắt tiềm ẩn để bổ sung lượng sắt dự trữ.
Liều Saferon 10ml | Thiếu sắt rõ rệt | Thiếu sắt tiềm ẩn | Điều trị dự phòng |
Trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) | 2,5 - 5ml/ngày |
|
|
Trẻ em 1 - 12 tuổi | 5 -1 0ml/ngày | 2,5 - 5ml/ngày |
|
Trẻ em > 12 tuổi, người lớn, phụ nữ cho con bú | 10 - 20ml/ngày | 5 - 10ml/ngày |
|
Phụ nữ có thai | 20 - 30ml/ngày | 10ml/ngày | 5 - 10ml/ngày |
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ do thuốc Saferon hiếm khi xảy ra, thường là những rối loạn trên đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, miệng vị kim loại, đau thượng vị, táo bón, tiêu chảy, phân đen hoặc các phản ứng quá mẫn cảm. Có thể giảm thiểu các khó chịu đường tiêu hóa nếu có bằng cách uống thuốc với thức ăn, sau khi ăn.
Thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ nếu có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xảy ra khi sử dụng thuốc.
Cần thông báo với bác sỹ nếu thấy dấu hiệu buồn nôn khi sử dụng thuốc
Lưu ý
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
- Bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe;
- Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào;
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Phụ nữ có thai
Thời kỳ mang thai: bổ sung sắt và acid folic là cần thiết cho cả mẹ và bé. Thuốc Saferon loại sirô chỉ nên dùng sau 13 tuần đầu của thai kỳ. Thuốc giọt Saferon chỉ dùng cho trẻ em. Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Phụ nữ cho con bú
Thời kỳ cho con bú: sử dụng khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng.
Tương tác thuốc
Thuốc
Chưa quan sát thấy tương tác thuốc với Saferon. Viên sắt ở dạng phức hợp nên hầu như không xảy ra các tương tác giữa ion sắt với:
- Một số chất trong thức ăn (như phytin, oxalat, tanin…).
- Kháng sinh nhóm tetracyclin, floroquinolon, chloramphenicol.
- Các thuốc kháng acid như cimetidin.
- Một số thuốc khác như levodopa, levothyroxin, methotrexat, phenyltoin.
Lưu ý, có thể xảy ra tình trạng thiếu acid folic bởi thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống lao, rượu, thuốc kháng acid folic như methotrexat, pyrimethamin, triamteren, trimethoprim và sulfonamid.
Thức ăn và rượu bia
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá
Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Haemosiderosis (tình trạng lắng đọng sắt quá nhiều ở các mô như gan, phổi, v.v.);
- Haemochromatosis (rối loạn gây ra do cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống);
- Rối loạn sử dụng sắt;
- Bệnh hồng cầu hình liềm;
- Thiếu máu tán huyết hoặc thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25ºC, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em
Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?
Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Xử trí khi quên liều
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Xem thêm