Cách hiệu quả giữ cân bằng vùng kín ở mức pH
Điều này liên quan gì đến âm đạo ?
pH của âm đạo có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khoẻ cơ quan sinh sản
Bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu thêm về cách duy trì cân bằng pH âm đạo và giữ cho cơ quan sinh sản luôn khoẻ mạnh
pH bình thường của âm đạo

Bình thường, pH âm đạo hơi axit, có giá trị từ 3,8 – 4,5. Giá trị này thay đổi một chút tuỳ vào giai đoạn phát triển của cơ thể
Ví dụ, ở tuổi sinh sản (từ 15 - 49), âm đạo có pH gần 4,5 nhưng ở trước tuổi dậy thì và sau tuổi mãn kinh thì pH thường cao hơn 4,5
Tại sao pH âm đạo lại quan trọng như vậy?
Môi trường axit trong âm đạo là hàng rào bảo vệ khỏi các vi khuẩn có hại và nấm, ngăn không cho chúng nhân lên nhanh và gây nhiễm trùng. Nếu không có môi trường axit này, bạn sẽ gặp các nguy cơ lây nhiễm như:
Nhiễm khuẩn âm đạo hay Bacterial vaginosis (BV) là tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở âm đạo, gây ra mùi tanh, đi kèm với khí hư màu xám, trắng hoặc vàng. Nó có thể gây ra ngứa âm đạo và nóng rát khi tiểu tiện
Nhiễm khuẩn âm đạo - bản thân nó có thể không gây hại, nhưng lại khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm các tác nhân nguy hiểm hơn như HPV, herpes và HIV

Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomoniasis (hay gọi tắt là “Trich”) là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) rất phổ biến. Bệnh này là do bị nhiễm ký sinh trùng nguyên sinh có tên là Trichomonas vaginalis, ảnh hưởng tới khoảng 3,7 triệu người Mỹ.
Phần lớn người nhiễm Trich không biểu hiện triệu chứng nào, nhưng nó làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STD) nghiêm trọng hơn như HIV
Tính axit của âm đạo thường không gây ra bệnh nhưng độ axit quá mạnh có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tinh trùng hoạt động trong môi trường kiềm và pH tối ưu cho tinh trùng bơi là từ 7 – 8,5. Trong quá trình giao hợp, độ pH của âm đạo tăng lên tạm thời, trở nên kiềm hơn, giúp cho tinh trùng có thể bơi đến trứng
Nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng pH âm đạo

Bất cứ trường hợp nào dưới đây đều có thể làm thay đổi pH âm đạo
- Quan hệ tình dục không an toàn: Tinh dịch có tính kiềm, làm tăng khả năng phát triển của một số vi khuẩn
- Kháng sinh: Các thuốc kháng sinh không chỉ diệt vi khuẩn có hại gây bệnh mà còn diệt cả lợi khuẩn trong âm đạo - giúp duy trì pH axit.
- Thụt rửa: 20% phụ nữ thường xuyên rửa âm đạo bằng hỗn hợp nước và giấm, bột nở hoặc là iod dù không được khuyến cáo. Việc thụt rửa không chỉ làm tăng pH âm đạo mà còn làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung
- Kinh nguyệt: Máu chảy và thấm vào tampon hoặc băng vệ sinh, giúp cho âm đạo được khô ráo, sạch sẽ. Nếu không thay băng đúng giờ, máu kinh không được thấm hút làm tăng pH âm đạo.


Dấu hiệu và triệu chứng của mất cân bằng pH âm đạo
pH cao của âm đạo làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo và các tác nhân khác, gây ra các triệu chứng như
- Mùi hôi và tanh
- Khí hư màu trắng, xám hoặc xanh lá khác thường
- Ngứa âm đạo
- Nóng rát khi tiểu tiện
Cách điều trị mất cân bằng pH âm đạo
Nếu bạn có triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo hay bất kì tình trạng nào như ở trên. Đừng cố thụt rửa - chỉ khiến cho tình trạng nặng thêm mà thôi
Để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn 1 trong các loại kháng sinh sau, dạng viên nén hoặc dạng kem bôi
- Clindamycin (Cleocin) cho nhiễm khuẩn âm đạo
- Metronidazole (Flagyl) cho nhiễm khuẩn âm đạo hoặc trichomoniasis
- Tinidazole (Tindamax) cho nhiễm khuẩn âm đạo hoặc trichomoniasis
Mặc dù kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến pH âm đạo nhưng việc tiêu diệt tác nhân gây hại là điều quan trọng hơn
Cách để duy trì pH âm đạo
Để giữ cho pH âm đạo ở mức tốt nhất, hãy thực hiện các mẹo sau
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Bao cao su không chỉ giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và còn ngăn tính kiềm của tinh dịch làm thay đổi pH âm đạo
- Dùng các chế phẩm sinh học probiotic (men vi sinh): cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ lợi khuẩn ở âm đạo
- Không thụt rửa: thụt rửa làm tăng pH âm đạo. Âm đạo có khả năng tự làm sạch. Chỉ nên rửa phần bên ngoài âm đạo với xà phòng trung tính và nước khi tắm. Nếu bạn lo lắng về mùi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa
- Ăn sữa chua: Bên cạnh bổ sung lượng Canxi và vitamin D cần thiết mỗi ngày, sữa chua chứa hàng tỉ các loại lợi khuẩn Lactobacillus
- Gặp bác sĩ sản phụ khoa: Khám định kì giúp cơ quan sinh dục luôn khoẻ mạnh
Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ?

Hãy kiểm tra định kì với bác sĩ sản phụ khoa để đảm bảo cơ quan sinh dục luôn khoẻ mạnh
Nếu bạn có các triệu chứng sau, hãy di khám ngay:
- Ngứa
- Nóng rát
- Mùi hôi khó chịu
- Khí hư có màu khác thường

Bác sĩ có thể kiểm tra pH âm đạo của bạn, đồng thời chẩn đoán tác nhân lây nhiễm nếu có.